Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Viêm phế quản mạn - Dùng thuốc gì?
Viêm phế quản mạn có biểu hiện ho và khạc đờm... mỗi năm ít nhất 3 tháng (có thể không liên tục), kéo dài ít nhất 2 năm (nhưng không phải do lao, do nấm phổi, áp-xe, giãn phế quản). Có những đợt cấp tính dẫn đến hậu quả giãn phế quản, tắc nghẽn phế quản (gọi là viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn) làm giảm thông khí, giãn phế nang, thiểu năng hô hấp, tâm phế mạn.

 


Nguyên nhân chủ yếu gây tăng tiết ở phế quản là do virut, vi khuẩn. Tuy nhiên, các vi khuẩn từ các ổ nhiễm khuẩn ở đường hô hấp trên, răng, miệng, xoang có thể gây bội nhiễm, tạo nên biến chứng thứ phát của một đợt tăng tiết phế quản cấp tính của viêm phế quản mạn.

 

Để điều trị có thể dùng các thuốc chữa các triệu chứng và các thuốc kháng virut, vi khuẩn.

 

Các thuốc chữa triệu chứng

 

Thuốc long đờm: Chất tiết ứ đọng ở phế quản làm trở ngại ở đường dẫn khí. Thuốc long đờm tạo điều kiện để phản xạ ho tống chất tiết ra ngoài làm thông đường dẫn khí. Nếu chất tiết ít nhưng đặc khó tống ra ngoài thì dùng thuốc làm loãng chất tiết như natri benzoat, terpinhydrat. Nếu chất tiết nhiều và đặc, việc làm loãng sẽ tăng thể tích gây khó khăn cho việc thông khí thì dùng các chất khử chứa lưu huỳnh như acetylstein, carboxystein. Các chất này tác dụng lên pha gel của chất tiết, làm đứt các cầu nối disulfure của các glycoprotein làm thay đổi cấu trúc và hủy chất tiết. Có thể dùng thuốc làm giảm ho nhưng với liều thích hợp chứ không vì muốn hết ho ngay mà dùng liều quá cao, vì liều quá cao sẽ làm mất hết phản xạ ho, nghĩa là làm cho việc tống chất tiết bị trở ngại.

 


Điều trị cho bệnh nhân viêm phế quản.

 

Thuốc kháng viêm: Viêm làm cho việc thông khí bị trở ngại. Dùng corticoid uống, xông hay hít, trường hợp nặng dùng dạng tiêm để kháng viêm. Lưu ý: với dạng uống và tiêm chỉ dùng liều vừa đủ hiệu lực trong thời gian ngắn (không quá 10 ngày) để tránh tác dụng phụ toàn thân (gây ứ nước, giảm khả năng đề kháng). Với dạng hít thường ít khi gây tác dụng phụ toàn thân, có thể dùng kéo dài hơn, tuy nhiên dùng kéo dài có thể gây bội nhiễm nấm nên sau mỗi lần dùng cần súc miệng họng thật sạch.

 

Thuốc chống tắc nghẽn phế quản: Dùng thuốc làm giãn phế quản nhằm giảm sự tắc nghẽn đường dẫn khí như theophylin, các thuốc chủ vận beta 2 (loại tác dụng ngắn như salbutamol, terbutalin, fenoterol và loại có tác dụng dài như salmeterol, formoterol).

 

Theophyllin có tác dụng làm giãn phế quản nên giảm sự khó thở. Thuốc làm lợi tiểu, tim đập nhanh, kích thích thần kinh. Dùng liều điều trị vừa đủ sẽ tận dụng tác dụng chính, dùng liều cao sẽ bị các tác dụng phụ. Khoảng cách giữa liều có hiệu lực và liều độc ngắn, nếu dùng không đúng dễ bị ngộ độc. Với người lớn, thuốc khó dung nạp, thải trừ chậm, ít gây độc, mỗi ngày chỉ cần dùng 2 lần. Trong khi với trẻ em, thuốc dễ dung nạp, thải trừ nhanh, dễ gây độc, mỗi ngày dùng tới 4-5 lần. Hầu hết thuốc chuyển hóa ở gan, thải trừ qua nước tiểu nên người suy gan thận hoặc trẻ nhỏ khả năng thanh thải chất độc ở gan chưa đủ mạnh thì không nên dùng. Thuốc tiết qua sữa không nên dùng cho người cho con bú, nếu bà mẹ cần dùng thì cho trẻ ăn sữa bổ sung.

 

Các thuốc chủ vận beta-2 có tác dụng kích thích thụ thể beta-2 adrenergic dẫn đến giãn cơ trơn, chống co thắt phế quản, làm thông đường thở. Tùy theo mức nghẽn phế quản (dài hay ngắn) mà chọn thuốc cho phù hợp. Dùng dạng hít xông qua mũi miệng (hiệu lực nhanh, kịp thời cắt cơn nghẽn phế quản). Nhóm này có tác dụng phụ: làm tăng nhu cầu tiêu thụ ôxy khi nghỉ, gây nhịp tim nhanh lúc nghỉ, rối loạn nhịp tim, run tay, hạ kali máu. Không nên dùng loại uống vì hấp thu chậm, khởi phát hiệu lực muộn (không đáp ứng kịp thời cắt cơn nghẽn phế quản), phải dùng liều cao hơn, dễ gây kích thích tim mạch, kích động, run cơ, nhức đầu.

 

Kháng cholinergic và chủ vận beta 2 đều gây quen thuốc (đợt sau phải dùng liều cao hơn mới đạt hiệu quả như đợt trước). Không nên dùng kéo dài mà nên dùng ngắt quảng.

 

Các thuốc kháng virut, vi khuẩn

 

Kháng virut: Dùng kháng virut để chống lại nguyên nhân gây viêm phế quản mạn. Thuốc thường dùng là loại kháng virut cúm A.

 

Kháng vi khuẩn: Tùy mức nguy hiểm và độ nặng do chủng vi khuẩn gây ra mà có thể dùng kháng sinh thông thường hay kháng sinh mạnh, dùng một loại kháng sinh hay phối hợp hai loại kháng sinh trở lên. Mỗi đợt dùng nếu thể nhẹ 8-15 ngày, nếu thể nặng kéo dài 4-6 tuần. Một số kháng sinh có thể dùng như: benzylpenicilin, ceftriazon, augmentin…

 

Viêm phế quản mạn khá nguy hiểm nhất là những đợt bị bội nhiễm, cần được điều trị tích cực. Việc dùng các thuốc chữa triệu chứng và dùng kháng sinh cần do bác sĩ chỉ đinh cụ thể về liều lượng và thời gian dùng. Người bệnh không tự ý dùng thuốc.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Vụ chồng sát hại vợ con vì trầm cảm ở Thủ Đức: 3 giờ phẫu thuật để cứu bé trai (15-05-2024)
    Nữ điều dưỡng: Hạnh phúc vì có thể mang lại điều tốt đẹp cho bệnh nhân (12-05-2024)
    Kỹ năng cứu người đuối nước cần biết (12-05-2024)
    Chuyên gia gợi ý chế độ dinh dưỡng tăng cường tập trung cho con (10-05-2024)
    Có cần xét nghiệm đông máu sau khi tiêm vaccine AstraZeneca? (10-05-2024)
    Phát hiện vi khuẩn Salmonella có trong phân trẻ ngộ độc tại Đồng Nai (06-05-2024)
    Một kiểu dậy sớm gây hại cho cơ thể hơn cả thức khuya (06-05-2024)
    Những người đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca nên làm gì (04-05-2024)
    AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu (03-05-2024)
    AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 gây đông máu, Bộ Y tế nói gì? (03-05-2024)
    Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Chủ tiệm xài ké giấy phép kinh doanh (03-05-2024)
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)
    Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có số mắc cao, Hà Nội yêu cầu giám sát chặt (08-04-2024)
    Ấn Độ ra mắt liệu pháp tế bào CAR-T bản địa đầu tiên để điều trị ung thư (04-04-2024)
    Nữ nhân viên y tế của Bệnh viện E bị chết não, hiến toàn bộ tạng cứu người (04-04-2024)
    Chụp X-quang phát hiện nhiều người trẻ phổi trắng xóa, nguyên nhân vì đâu? (02-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Trước phẫu thuật, ăn thế nào? (23-12-2013)
    Vitamin tổng hợp chỉ là thứ vô bổ (19-12-2013)
    Dùng thuốc phòng huyết khối, nghẽn mạch như thế nào? (18-12-2013)
    Thuốc trị viêm trực tràng (12-12-2013)
    9 sai lầm thường gặp khi dùng thuốc giảm đau (09-12-2013)
    Vitamin B12 và sức khỏe (05-12-2013)
    Ðau thần kinh tọa và cột sống thắt lưng (05-12-2013)
    Làm sao ngừa biến chứng do tiểu đường? (02-12-2013)
    Bổ sung vitamin thế nào để không bị bệnh? (02-12-2013)
    Những sai lầm khi dùng thuốc hạ sốt (29-11-2013)
    Thuốc và những tương tác nguy hiểm (28-11-2013)
    Bệnh tắc nghẽn mạn tính động mạch chi dưới (25-11-2013)
    Các nhà khoa học khám phá bí ẩn lớn nhất của HIV (23-11-2013)
    Lợi ích chữa bệnh tuyệt vời khi ăn nho (21-11-2013)
    Cơn đau đầu nào gây nguy hiểm? (19-11-2013)
    Điều trị rối loạn mỡ máu: Phương pháp nào tối ưu? (18-11-2013)
    7 cách đơn giản để tăng cường chức năng gan (15-11-2013)
    Các bệnh ở thận do thuốc diệt virut (14-11-2013)
    7 dấu hiệu nhận biết gan không khỏe mạnh (12-11-2013)
    Hỗ trợ điều trị thiếu máu (11-11-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153084527.